Lấy Ráy Tai Cho Bé An Toàn Mẹ Đừng Bỏ Qua Những Bước Sau

Việc lấy ráy tai cho bé không dễ như lấy cho người lớn vì tai trẻ rất nhạy cảm. Nếu lấy ráy tai không đúng cách dễ để lại hậu quả xấu. Nếu mẹ chưa biết nên lấy ráy tai cho con như thế nào mới đúng cách thì tham khảo bài viết này của dì Năm nhé! Có rất nhiều thông tin bổ ích cho mẹ đấy!

>>> Xem ngay:

Có Nên Lấy Ráy Tai Cho Bé

Chức năng của ráy tai

Dì Năm ngày trước cứ nghĩ ráy tai là chất bẩn, làm mất vệ sinh tai. Từ khi có con, tìm hiểu nhiều hơn mình mới biết thực ra ráy tai không “xấu” đến thế. Ráy tai thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai. Nó là chất nhầy tự sinh ra và được đẩy từ đĩa đệm sang lỗ tai. Ráy tai có vai trò bảo vệ cho cơ thể như: 

  • Giữ và ngăn không để bụi bặm, vi khuẩn và các côn trùng nhỏ rơi vào ống tai. 
  • Chống nhiễm trùng và bôi trơn, làm ấm ống tai.
lấy ráy tai cho bé

Có nên lấy ráy tai cho bé

Link bán: https://yhoccongdong.com/thongtin/ray-tai-o-tre/ 

Có nên lấy ráy tai cho con thường xuyên?

Theo mình đọc được trên các trang thông tin y tế thì thông thường ráy tai sẽ được đẩy rơi ra ngoài mà không cần chúng ta tác động vào. Cụ thể, các lông mao bên trong ống tai sẽ chuyển động theo động tác nhai của xương hàm dưới. Chuyển động này đưa ráy tai ra gần lỗ tai, lâu dẫn sẽ khô và bong đi. 

Có thể hiểu đơn giản rằng ráy tai là chất bảo vệ tai tự nhiên. Và cơ thể chúng ta có cơ chế tự làm sạch chất sáp này. Do đó mẹ không nên lấy ráy tai cho bé hàng ngày.

Những Trường Hợp Nên Lấy Ráy Tai Cho Trẻ 

Tuy rằng cơ thể có khả năng tự làm sạch nhưng đôi khi ráy tai cũng sẽ gây rắc rối. Vậy nên mẹ bỉm cần lấy ráy tai cho con trong các trường hợp sau:

  • Tai bé tích tụ ráy tai quá nhiều khiến bác sĩ khó quan sát màng nhĩ khi thăm khám.
  • Ráy tai làm tắc nghẽn ống tai ngoài khiến thính lực của bé suy giảm. Nhất là sau khi bé tắm hoặc bơi, phần ráy gặp nước sẽ trương to lên. Nếu ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, bé sẽ tạm thời bị mất khả năng nghe nói. Trong trường hợp trẻ đang học nói, ráy tai bịt lỗ quá lâu khiến bé chậm nói.

>>> Đừng bỏ lỡ: Những Ưu Điểm Nổi Trội Của Ghế Ngồi Ô Tô Cho Bé

Các Bước Lấy Ráy Tai An Toàn Cho Bé

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên cố lấy ráy tai bằng tăm bông. Để lấy ráy tai cho trẻ mà không gây tổn thương màng nhĩ, mẹ nên theo cách sau:

Bước 1: Làm sạch xung quanh vành tai của bé bằng khăn bông mềm, sạch và hơi ẩm một chút. Mình thường lau kỹ các góc tai ngoài.

Bước 2: Xoắn nhẹ góc của khăn và từ từ đưa vào trong ống tai. Sau đó tiếp tục xoắn khăn lại để lấy ráy tai ra. 

Việc sử dụng khăn mềm giúp đảm bảo không gây tổn thương đến màng tai của bé. Cách này cũng tránh việc đụng chạm nhiều đến ống tai và kích thích sản sinh ráy tai nhiều hơn.

lấy ráy tai cho bé

Ráy tai tích tụ quá nhiều gây ảnh hưởng đến thính lực

Link bán: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/khi-nao-can-do-thinh-luc/ 

Dụng Cụ Lấy Ráy Tai Cho Bé

Lấy ráy tai bằng khăn bông tuy đảm bảo an toàn nhưng mình thấy khá bất tiện. Nhà mình có hai bé nên vệ sinh tai cho con cũng tốn một khoảng thời gian đáng kể. Nhờ tìm hiểu và hỏi thăm kinh nghiệm của các mẹ bỉm khác, mình biết được một số sản phẩm hỗ trợ lấy ráy tai cho bé. Các sản phẩm này đảm bảo được tính an toàn nhưng cũng rất tiện lợi.

Máy hút ráy tai Nhật Bản 

Mình dùng máy hút ráy tai nhật DEOcross i-ears. Dòng máy này có thiết kế nhỏ gọn và dễ sử dụng. Máy có một đầu nhỏ hình xoắn ốc đưa vào bên trong ống tai, tạo lực hút ráy ra bên ngoài. Theo trải nghiệm của mình thì máy hoạt động rất nhẹ nhàng, từ tốn, tạo cảm giác rất dễ chịu. Hai nhóc nhà mình thích khi được lấy ráy tai bằng máy hơn là dùng khăn bông.

Máy hút ráy tai Nhật Bản

Máy hút ráy tai Nhật Bản DEOcross i-ears

Link bán:

https://shopee.vn/-B%C3%81N-CH%E1%BA%A0Y-M%C3%81Y-H%C3%9AT-R%C3%81Y-TAI-NH%E1%BA%ACT-B%E1%BA%A2N-d%E1%BB%A5ng-c%E1%BB%A5-l%E1%BA%A5y-r%E1%BA%A5y-tai-i.122380217.5551968311 

Ngoài lấy ráy tai, chiếc máy đến từ Nhật Bản này còn có chức năng tẩy tế bào chết. Tai của bé sẽ được làm sạch hiệu quả mà không tác động đến biểu bì bên trong. Mẹ còn có thể sử dụng máy để vệ sinh mũi cho bé, rất tiện lợi.

Cả người lớn và trẻ em đều dùng được máy hút ráy tai Nhật Bản. Tuy nhiên người bị các bệnh về tai không nên dùng máy này mà nên làm sạch bằng nước muối loãng.

Giá mình mua máy cũng khá rẻ, chỉ khoảng 120.000đ.

Dụng cụ hỗ trợ bình xịt tan ráy tai

Trường hợp ráy tai khó lấy thì mình dùng thêm bình xịt tan ráy tai cho bé Cleanears Kids. Đây là dung dịch xịt phun sương giúp làm tan ráy tai cho bé, loại bỏ sự bám dính của ráy tai. Nhờ đó mà mẹ dễ làm sạch ống tai của con hơn, không lo làm con bị đau.

Dụng cụ hỗ trợ bình xịt tan ráy tai

Bình xịt tan ráy tai cho bé Cleanears Kids

Link bán:

https://shopee.vn/-new-X%E1%BB%8Bt-Tan-R%C3%A1y-Tai-Cho-B%C3%A9-Cleanears-Kids-30ml-%C3%9Ac-i.4686154.1580105641

Loại xịt này chỉ cần xịt vào tai bé 1 – 2 lần mỗi bên, sử dụng 3 lần/ngày. Xịt đến khi thấy ráy tai hết, khoảng 1 tuần thì lặp lại 1 lần. Khi nào nhiều ráy tai quá mẹ có thể xịt một lượng nhiều hơn trong mỗi lần xịt.

Mình mua trên Shopee với giá 190.000đ.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm lấy ráy tai cho bé của dì Năm. Hi vọng những điều mình chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ muốn đọc thêm các bài viết về kinh nghiệm nuôi con như thế này thì hãy theo dõi nhà KhaSa nhé!

>>> Xem thêm:

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

0 Cảm Nhận & Bình Luận
Bình luận nội dụng
Xem Tất Cả
0
Hay viết ít cảm nhận của bạn về bài này nhé!x
Kha Sa
Logo